Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Go down

Nhà Thờ Lớn Hà Nội Empty Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Bài gửi by Mai_quynh_anh Fri Mar 06, 2009 7:19 am

Xây dựng trên khu đất cao vốn là chân tháp Bảo Thiên nổi tiếng của Thăng Long có từ thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Nhà thờ Lớn khánh thành đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887). Đây là một kiến trúc khá đồ sộ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội hay Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, là một nhà thờ cổ tại Hà Nội. Nơi đây thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Hà Nội thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.

Lịch sử

Năm 1873, sau khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất, Giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài (cũ) P.F.Puginier (tên tiếng Việt là Phước), giám mục hiệu toà Mauricaastre 1868-1892, được sự đồng ý của Tổng đốc Hà Nội bấy giờ là Nguyễn Hữu Độ, đã chiếm một khu đất ở đầu thôn Báo Thiên Tự (chùa Báo Thiên), huyện Thọ Xương (cũ) và cho xây dựng ở đây một nhà thờ bằng gỗ. Theo một số tài liệu lịch sử như sách của Louvet “La vie de Mgr. Puginier”, tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Ngoại quốc Paris (M.E.P.) … thì khu đất Nhà thờ lớn Hà Nội và cả khu Nhà Chung, xưa kia là khu đất của Báo Thiên Tự (Chùa tháp Báo Thiên) được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần. Đến thời Lê – Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an... Trải qua thời gian và chiến tranh, tháp Báo Thiên của chùa Báo Thiên đã bị đổ nát. Nhà thờ mới được xây trên khu đất của chùa Báo Thiên, dần dần giáo hội mở rộng, toàn bộ đất đai của Báo Thiên Tự trở thành của giáo hội. Đất của chùa Báo Thiên cũ bao gồm toàn bộ khu nhà thờ và phố Nhà Chung hiện nay.

Xây dựng

Năm 1882, sau khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Giám mục Puginier Phước đã cho phá hoàn toàn Chùa Báo Thiên để xây dựng nhà thờ. Dự tính tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp, Giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Sau hai lần bị từ chối, cuối cùng ông cũng được chấp thuận mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ vào năm 1886.[1]
Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha của nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

Kiến trúc

Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với Tòa Tổng giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Hà Nội, Dòng Mến Thánh giá Hà Nội.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.
Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp.

Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Hiện nay toàn bộ không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.

Hoạt động

Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà thờ Chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.

Mai_quynh_anh
Admin

Tổng số bài gửi : 55
Join date : 01/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết