Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chùa Kim Liên

Go down

Chùa Kim Liên Empty Chùa Kim Liên

Bài gửi by Mai_quynh_anh Tue Mar 03, 2009 7:02 am

Chùa nằm trên một doi đất rộng ăn ra Hồ Tây. Đây là địa phận làng Nghi Tàm, Quảng An, quận Tây Hồ hiện nay. Tương truyền, đây chính là khu vực nền cũ của cung Từ Hoa, có từ đời nhà Lý. Chuyện xưa kể rằng, công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông (1128 - 1138), đã đem cung nữ đến khu vực này trồng dâu nuôi tằm, mở mang một trang ấp đặt tên là trại Tàm Tang. Vua Lý Thần Tông cho dựng cung Từ Hoa ở ngay trang ấp Tàm Tang để công chúa sống. Dần dần, vùng đất này được gọi là Nghi Tàm.

Trong chùa hiện nay có tấm bia đá do học giả Bùi Huy Cận soạn năm 1868. Nội dung tấm bia cho biết: Chùa có tên là Đại Bi, được xây dựng vào năm 1861 và do gia đình ông Nguyên Thế Hựu bỏ tiền ra xây dựng. Đến thời chúa Trịnh Sâm, chùa có sự thay đổi khá nhiều. Do quá say mê thứ phi Đặng Thị Huệ, năm 1771, chúa Trịnh Sâm đã cho quan quân tháo dỡ một số ngôi chùa khác trong kinh thành để tu bổ lại chùa Đại Bi vì đây là nơi bà thường đến lễ bái. Ông cũng cho đổi tên chùa thành Kim Liên.

Sau đó, vua Quang Trung đã cho trùng tu lại chùa Kim Liên. Diện mạo ngôi chùa được giữ nguyên từ đó đến nay.

Trong hệ thống chùa chiền ở toàn miền bắc hiện nay, chỉ còn một ngôi chùa có lối kiến trúc tương tự chùa Kim Liên. Đó là chùa Tây Phương ở Thạch Thất, Hà Tây với những pho tượng La Hán nổi tiếng. Bố cục của chùa có lối chữ Tam (≡), gồm ba nếp nhà chạy song song với nhau, tòa giữa ngắn hơn và mỗi nếp đều có cấu trúc độc lập, gần giống nhau, gắn kết lại, tạo thành một thể thống nhất. Các nếp nhà đều có hai tầng mái, lớp ngói vảy cũ với các đầu đao được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kỳ, nhưng trông rất mềm mại. Tất cả các cột, xà đều được làm bằng gỗ, tường xây gạch không trát phía ngoài. Toàn bộ cổng chùa cũng được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn...

Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Người ta cho rằng, chính vua Quang Trung đã hạ lệnh trùng tu lại chùa, có thể là do một tốp thợ Đàng Trong tiến hành, nên chùa mới có được lối kiến trúc này, khác hẳn so với những ngôi chùa khác ở đất Thăng Long- Hà Nội. Đặc biệt, trong chùa có một pho tượng gỗ được xác định là tạc cách đây hơn 200 năm. Tượng cao khoảng 1,7m, hình một người trung niên, râu ba chỏm, tay cầm hốt, đầu đội mũ niệm, nhưng lại mặc áo cà sa. Có thuyết cho rằng đó là tượng chúa Trịnh Giang hoặc chúa Trịnh Sâm nhưng cũng có thuyết cho đó là tượng vị hòa thượng trông coi chùa, mà vị này nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.

Mai_quynh_anh
Admin

Tổng số bài gửi : 55
Join date : 01/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết