Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III)

Go down

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III) Empty Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III)

Bài gửi by Yến Nhi Sun Mar 08, 2009 4:39 am

Ngôi nhà cổ 87 Mã Mây

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III) 87MamayNgôi nhà cổ 87 Mã Mây nằm ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Phố Mã Mây xưa kia là hai phố: đoạn đầu là phố Hàng Mây chuyên bán song mây, đoạn sau là phố Hàng Mã, thời Pháp thuộc còn có tên Quân Cờ Đen.

Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Với kiến trúc kiểu nhà truyền thống: giữa các lớp nhà có sân trong để lấy gió và ánh sáng, tầng một (phần tiếp giáp mặt phố) dùng để bán hàng, phía trong để ở và sản xuất, phần trong cùng là bếp và khu vệ sinh. Tầng hai, phòng ngoài để thờ và tiếp khách, phòng trong là nơi ở. Ngôi nhà còn được giữ lại các chi tiết kiến trúc cổ Hà Nội.
Ngôi nhà được cải tạo, bảo tồn năm 1999 và hoàn thành tháng 10 năm 1999. Ngôi nhà là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.

Ngôi nhà 38 Hàng Đào

Ngôi nhà 38 Hàng Đào, nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa). Đình được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII) với quy mô rộng rãi: Nhưng vì chiến tranh, đình bị phá huỷ. Khoảng năm 1856 (niên hiệu Tự Đức, Bính Thìn), ngôi đình này được trùng tu.

Năm 1941 (niên đại Bảo Đại 15), đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng. Tầng một sử dụng để ở, điện thờ được đưa lên tầng hai. Trước và sau nhà có sân trồng cây. Ngồi nhà còn giữ lại được tấm bia đá cách đây hơn 150 năm một di vật hiếm có ở các đình Hà Nội) và một số họa tiết trang trí của đình.
Ngôi nhà được cải tạo, bảo tồn từ đầu năm 2000 và khánh thành vào tháng 4 năm 2000. Nơi này giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống, kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại cũng như những thông tin về bảo tồn, tôn tạo phố cổ. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)


Ô Quan Chưởng

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III) OquanchuongĐây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
Hiện cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa con hai bên, trên tường cửa chính có gắn một tấm đá đặt năm 1882 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán "Đông Hà Môn" tức là cửa ô Đông Hà, tên gọi một phường thời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ. Cửa ô còn có tên gọi khác là Ô Quan Chưởng.
Tương truyền, tên gọi này bắt nguồn từ sự kiện năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), chúng kéo quân từ dưới tàu chiến đậu ở bến sông lên, khi bắt đầu qua cửa ô Đông Hà thì vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân Hà Nội do một viên quan chưởng cơ chỉ huy và bị thiệt hại khá nặng. Về sau Pháp có thêm viện binh.
Kết cục, viên chưởng cơ cùng toàn thể binh lính gồm một trăm người đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi gọi cửa ô là ô Quan Chưởng.
Tuy nhiên, sự kiện năm 1873 cho đến nay vẫn chưa được xác minh. Vì vậy, tên ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một tồn nghi. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)


Cột Cờ

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III) Cotco2Cột cờ là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn.
Cột cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, cột cờ gồm ba tầng bệ, thân cột và hệ thống cầu thang xoáy bên trong. Ba tầng dưới là ba khối vuông xây chồng lên nhau từ to đến nhỏ, trên cùng là thân cột cao chừng 20 m, hình lục lăng, có trổ các cửa hoa nhỏ để tạo không khí và ánh sáng cho bên trong. Đỉnh cột hình bát giác, có trụ để cắm cờ, trèo lên đỉnh cao nhất sẽ bao quát được toàn bộ khu vực xung quanh. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)


Hồ Trúc Bạch

Đại điểm tham quan , du lịch tại Hà Nội (III) HoTrucBachHồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.
Hồ Trúc Bạch có từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc.
Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long (phố Châu Long), tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Ba phía chung quanh hồ phố xá che khuất, chỉ có phía tây giáp đường Thanh Niên mới bày ra vẻ đẹp êm ả phẳng lặng của mặt hồ. Phía bắc hồ có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô.
Hồ Trúc Bạch cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một tổng thể thiên nhiên hài hoà, làm thành một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)

Yến Nhi
Admin

Tổng số bài gửi : 62
Join date : 28/02/2009
Age : 28

https://hanoiinfo-gr1-a5.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết