Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

22.Chu Văn An

Go down

22.Chu Văn An Empty 22.Chu Văn An

Bài gửi by Minh Châu Mon Mar 09, 2009 6:47 am

Còn gọi là Chu An, tự là Linh Triệt, người thôn Văn, làng Quang Liệt, nay thuộc xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Có thể ông đã đậu thái học sinh nhưng không ra làm quan, mở trường dạy học tại quê làng. Trường rất đông học trò, đào tạo nhiều danh sĩ nổi tiếng như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Đời Trần Minh Tông (1314 - 1329) ông được mời về Thăng Long giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám và dạy hoàng tử. Thời gian này ông biên soạn bộ Tứ thư thuyết ước, thuyết minh tóm tắt bốn tác phẩm lớn của Nho giáo. Đến đời Trần Dụ Tông (1341 - 1369) chính trị đổ nát, ông viết Thất trảm sớ dâng lên vua xin chém bảy gian thần. Không được chấp thuận, ông từ chức về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương, lấy biệt hiệu Tiều Ẩn. Năm 1370, sau cuộc khủng hoảng trong triều đình trong nhà Trần, Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An ra kinh đô bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức tước, vẫn trở về ở ẩn. Sau khi mất, ông được thờ ở Văn Miếu. Sĩ phu các đời sau đều xem ông như một người thày đáng kính trọng.

Hầu hết các tác phẩm của Chu Văn An đều không còn. Hai tập thơ lớn chủ yếu tập hợp thi ca ở giai đoạn ở ẩn là Tiều Ẩn thi tập (chữ Hán) và Phượng Sơn từ chí lược cho thấy xu hướng tư tưởng của ông về cuối đời dường như có ít nhiều mâu thuẫn: một mặt không muốn nghĩ gì hơn ngoài chuyện làm bạn với cỏ cây, mây nước, mặt khác vẫn không nguôi quên được thời cuộc.


Nhìn chung, ở Chu Văn An nổi bật phong cách cứng cỏi của một nhà nho tiết tháo và một nhà sư phạm mẫu mực.

Minh Châu

Tổng số bài gửi : 64
Join date : 04/03/2009
Age : 29

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết