Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

25.Phan Kế Bính

Go down

25.Phan Kế Bính Empty 25.Phan Kế Bính

Bài gửi by Minh Châu Mon Mar 09, 2009 6:51 am

Sinh tại làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay là quận Ba Đình Hà Nội. Ông có hiệu là Bưu Văn.

Năm 1906, ông đi thi Hương đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan, hưởng ứng phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, rồi làm báo. Năm 1907, ông phụ trách phần chữ Hán trong "Đăng cổ tùng báo", sau đó vào Sài Gòn làm biên tập báo "Lục tỉnh tân văn". Năm 1913 ông trở lại Hà Nội, phụ trách mục khảo cứu văn học và lịch sử Việt Nam trên báo Đông Dương tạp chí. Năm 1915 báo "Trung Bắc tân văn" ra đời, ông phụ trách phần xã luận. Từ năm 1919 "Đông Dương tạp chí" đổi thành "Học báo", ông vẫn là biên tập chính.

Những sáng tác chính của ông gồm có:
Nam Hải dị nhân (1909)
Hưng Đạo Đại Vương (1909)
Việt Nam phong tục (1915)
Việt Hán văn khảo (1918)

Sách dịch gồm có:
Tam quốc diễn nghĩa (1907)
Đại Nam điển lệ toát yếu (1915)
Việt Nam khai quốc chí truyện (1917)
Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918)
Đại Nam liệt truyện chính biên (1919)
Một số truyện trong "Kim cổ kỳ quan"

Phan Kế Bính là một trong những nhà nho đầu tiên có công dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu nền văn hóa, văn học cổ cận đại Việt Nam và Trung Quốc.

Các công trình nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật của Phan Kế Bính cho đến nay đều có giá trị.

Cuốn Việt Hán khảo văn đã nghiên cứu về nguyên lý văn chương, các thể loại văn học, phương thức sáng tác, quan hệ giữa văn học và xã hội. Đó là những trang viết có giá trị mở đầu cho việc nghiên cứu lý luận văn học theo hướng hiện đại, văn học bước đầu được coi như một đối tượng khoa học.

Phan Kế Bính còn nổi tiếng với cuốn Việt Nam phong tục, một công trình công phu, nghiên cứu những phong tục tập quán của dân tộc ta. Đây là một tập khảo sát về dân tộc và văn hóa đã ghi chép một cách sống động phong tục tập quán Việt Nam với sự phân tích sắc sảo.

Ông đề cao những phong tục tốt đẹp, những tập quán hữu ích và phê phán nghiêm khắc những hủ tục đã kìm hãm xã hội phát triển.

Phan Kế Bính đã có những đóng góp đặc biệt cho sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Ngay từ đầu thế kỉ, văn phong của ông đã rất trong sáng, giản dị, thanh thoát. Chính ông là một trong những người đầu tiên chứng tỏ sức biểu hiện sinh động của chữ quốc ngữ trong các lĩnh vực khoa học, báo chí, nghệ thuật. Ông đã đóng góp phần rất quan trọng cho sự phát triển của nền quốc văn trong buổi giao thời đầu thế kỉ.

Minh Châu

Tổng số bài gửi : 64
Join date : 04/03/2009
Age : 29

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết