Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lịch Sử Thăng Long Hà Nội ( từ thời nhà Nguyễn đến trước các mạng tháng Tám năm 1945 )

Go down

Lịch Sử Thăng Long Hà Nội ( từ thời nhà Nguyễn đến trước các mạng tháng Tám năm 1945 ) Empty Lịch Sử Thăng Long Hà Nội ( từ thời nhà Nguyễn đến trước các mạng tháng Tám năm 1945 )

Bài gửi by N.T.HoangSon Tue Mar 03, 2009 7:48 am

THĂNG LONG THỜI NGUYỄN
Năm 1802, Nguyễn ánh với sự trợ giúp của Pháp đã tiêu diệt nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế, hiệu Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Từ đấy kinh thành Thăng Long cũng như toàn miền Bắc phải chịu một sự chuyển đổi lớn: Từ kinh thành hơn 800 năm trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Sự chuyển đổi này có nhiều lý do: thứ nhất nhà Nguyễn không được lòng nhân sĩ Bắc Hà; thứ hai Phú Xuân (Huế) từng là vùng chịu ảnh hưởng của thế lực nhà Nguyễn trong mấy trăm năm nên đã đi vào nề nếp. Kinh thành đã chuyền làm trấn thành nên tên Thăng Long cũng bị đổi từ nghĩa rồng bay sang thành thịnh vượng.
Để thống trị Bắc kỳ, năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây phỏng theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, chu vi khoảng 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh, tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa: Đông- Tây- Bắc- Đông nam và Tây nam, ngoài mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ.
Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phờng và khu đồn thuỷ; lập phố Tràng tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phờng nhưng thực chất thì nhiều hơn. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rơi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm ngày nay và đợc gọi là khu Phố cổ).
Vòng ngoài của thành Hà Nội có ngoại thành dài 28 dặm 77 trượng 4 thước, chừng 16 cây số; có 16 cửa ô: Kim Liên, An Tự, Thanh Lãng (Thanh nhàn), Nhân Hoà, Tây Long (chỗ Nhà Hát Lớn), Đông An, Mỹ Lộc, Trưừng Thanh, Đông Hà, Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối, An Tĩnh (Yên Thành), An Hoà (Yên Phụ), Tây Hồ (đờng Bởi), Vạn Bảo (Kim Mã), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa). Những cửa ô này chính là nơi thu hút khách thập phương đổ về làm ăn, vì vậy Thăng Long lúc này mặc dù mất đi chức năng là một kinh đô, song lại cực kỳ phát triển về kinh tế hàng hoá. Dân tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc đều kéo nhau về Hà Nội làm ăn và tụ tập thành xóm riêng: Phất Lộc, Gia Ngư, Nam Ngư. Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình: Phù ủng, Lương Ngọc... Các nghề thủ công ở Thăng Long giai đoạn này đã phát đạt đến mức tinh vi như nghề thêu, nghề khảm. Năm 1831, nhà Nguyễn lại loại bỏ chức tổng trấn, chỉ để làm một tỉnh lỵ - tỉnh Hà Nội. Thành bị bạt bớt đi, các công trình văn hoá cũng có những biến đổi: Quốc Tử Giám bị dời vào Huế, nhiều công trình cung điện bị dỡ mang vật liệu vào xây dựng ở Huế, trường thi Hương thành chốn đàn ca giải trí. Một số cửa ô được xây dựng lại trong đó có ô Quan Chưởng (1817). Thăng Long với tư cách một kinh đô thực sự bị loại bỏ trong suốt thời gian 143 năm dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, để rồi lại tưng bừng trong tư thế một Thủ đô cách mạng sau này.

THĂNG LONG THỜI PHÁP THUỘC
Sau sự kiện Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường), đầu tháng 11 năm 1873, F.Garnier đem quân tới Hà Nội. 15 ngày sau, sáng ngày 20/11/1873, Y nổ súng. Do triều đình đã chủ hoà nên thành trì không được phòng thủ chắc chắn, thành Hà Nội thất thủ. Nhưng nhân dân Hà Nội đã không chịu khuất phục, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phơng đã anh dũng đứng lên kháng Pháp bảo vệ Hà Nội. Ngày 21/12/1873, quân dân Hà Nội kết hợp với quân Cờ Đen khép chặt vòng vây tiêu diệt Garnier ở trận Cầu Giấy.
Mặc dù tinh thần kháng Pháp anh dũng của nhân dân Hà Nội rất cao, triều đình vẫn không thay đổi ý định cầu hoà. Kết quả là khu Đồn Thuỷ (khu vực Bảo tàng Lịch sử và bệnh viện Hữu Nghị hiện nay) đã bị nhường cho Pháp làm Khu nhượng địa. Henri Riviere được phái đến Hà Nội thay cho Garnier. Tới Hà Nội hắn gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu (tổng đốc Hà Nội bấy giờ) đòi quân dân ta đầu hàng. Mặc dù không được lệnh của triều đình Huế, Hoàng Diệu vẫn lãnh đạo quân dân Hà Nội chiến đấu hết sức anh dũng và tuẫn tiết theo thành. Ngày 19/5/1883 lại một lần nữa quân Pháp bị đại bại tại trận Cầu Giấy. Trong trận này, trung tá hải quân Henri Riviere tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp xâm lược Bắc kỳ cùng một số sĩ quan binh lính khác bị giết tại trận. Trong tình hình ấy, nếu triều đình Huế cho quân viện trợ thì có thể thừa thắng tiêu diệt hết quân Pháp và giải phóng Hà Nội. Nhưng Tự Đức chỉ hy vọng lấy lại Hà Nội bằng con đường hoà hảo đã ký hiệp ước bán nước nhục nhã năm 1884, công nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Ngay sau khi chiếm Hà Nội, mặc dầu chưa bình định đợc Bắc kỳ thực dân Pháp cũng đã bắt tay vào kiến thiết sơ bộ cơ sở của chúng ở Hà Nội. Năm 1901 chúng xây phủ Thống sứ, nhà bưu điện, kho bạc, nhà đốc lý, nhà kèn ở vườn hoa Pônbe, mở thêm phố Đồng khánh, Gia Long cùng trường đua ngựa...một số nhà máy bia, diêm, dệt, điện và nhà thờ lớn cũng đợc dựng trong thời gian này. Từ năm 1897 bọn thực dân đã ổn định được Bắc kỳ nên số tư bản Pháp sang kinh doanh ngày một nhiều, nhà cửa cùng các công trình phục vụ bọn tư bản cũng vì thế mà tăng lên. Đường phố cũng dần đợc mở mang để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột của chúng. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp càng đẩy mạnh việc khai thác ở Đông Dương, bộ mặt Hà Nội cũng có nhiều thay đổi, giai cấp công nhân hình thành, song đây cũng là thời gian mà các hoạt động kháng Pháp ngày càng nở rộ: Đông Kinh Nghĩa Thục (2/1907), liền sau đó là vụ Hà Thành đầu độc (1908). Năm 1919 có cuộc bãi công của một số nhà máy in ở Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1929, những cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp. Năm 1925, ở Hà Nội lại xảy ra một sự kiện chính trị làm náo động dư luận toàn quốc, gây nên một phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi suốt từ Bắc chí Nam, đó là vụ án Phan Bội Châu; Lễ truy điệu Phan Chu Trinh...
Vào thời gian này các cơ sở của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ra đời tại Hà Nội. Phong trào đấu tranh của công nhân mỗi ngày một dâng cao, dẫn đến việc thành lập chi bộ **** đầu tiên ở Hà Nội (tháng 3/1929) tại số nhà 5D phố Hàm Long. Sau ngày 3/2/1930, ba tổ chức cách mạng của nước ta hợp nhất, lấy tên là Đảng **** Việt Nam. Kể từ đó đến giữa năm 1930, cao trào cách mạng dâng lên ở Hà Nội, phối hợp với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tạo thành một khí thế cách mạng vô cùng mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học cũng hoạt động khá sôi nổi ở Hà Nội và đã gây nhiều cơ sở trong số các công chức giáo dục. Nhng sau vụ bạo động Yên Bái thất bại (1930), hoạt động của họ lắng hẳn.
Đến năm 1936, chớp thời cơ khi chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền, một phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ chống bọn phản động thuộc địa được Đảng phát động trong những năm 1936 - 1939. Đây cũng là thời cơ để Đảng đứng ra tập hợp quần chúng, tạo diễn đàn đấu tranh công khai và gây dựng cơ sở. Ngày 1/5/1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra tại Hà Nội trước cửa nhà Đấu Xảo. Đó là cuộc mít tinh lớn nhất kể từ khi Pháp cai trị nước ta, kết hợp với nhiều cuộc mít tinh lớn nhỏ khác thúc đẩy phong trào cách mạng ở Hà Nội thu đợc nhiều kết quả to lớn.
Đây chính là thời kỳ tập dợt và chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa 8-1945.

N.T.HoangSon

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 03/03/2009
Age : 28

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết