Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

cac tac pham van xuoi ve HN (5)<tiep>

Go down

cac tac pham van xuoi ve HN (5)<tiep> Empty cac tac pham van xuoi ve HN (5)<tiep>

Bài gửi by Thu Huyền Tue Mar 03, 2009 9:22 am

Từ ngữ có giá trị tự thân và cùng với chúng là giọng nói, một giọng nói trầm trầm trong khung cảnh một chiều đông áp Tết, đã khiến cho những câu nói của ông Bằng giống như một giai điệu buồn, để lại những vang hưởng bùi ngùi và xao xuyến trong căn buồng, do vậy không khí Tết nhất đang tíu tít, hào hứng, bỗng như mất đi cái sinh khí hồ hởi, phấn chấn, kể cả khi ông Bằng đã đi tắm và hai người phụ nữ đã xách hai làn hàng Tết nặng xuống bếp.
Còn lại trong buồng là Đông và Luận.
Hai anh em cao bằng nhau, nét mặt, cử chỉ hao hao nhau, nhưng vóc dáng và tính cách thì hoàn toàn khác nhau, như cái cây cùng gốc lại chẽ thành hai cành, hướng về hai ngả đối lập nhau.
Luận hoạt bát, nhạy bén, xông pha, vừa là tính nết bẩm sinh, vừa là những đặc tính được hấp thụ từ nghề làm báo quen rộng biết nhiều. Đông, trái lại, chậm chạp, thản nhiên, ụ ị, mù mờ, dường như khách quan với tất cả mọi sự kiện, kể cả việc quan thiết đến mình.
- Uống nước đi, cậu lại hút à, Luận?
- Em hút thử một điếu thôi. Vừa rồi gặp một ông sành thuốc, ông bảo cách thưởng thức thuốc lá ngon. Thế này, anh Đông. - Luận châm điếu thuốc, rít một hơi dài, rút điếu thuốc khỏi miệng, giơ lên. - Hút khoảng hai xăng ti mét như thế này, lúc ấy mới thật là khói của nó. Thế! Hút tiếp, không thở ra, đưa khói lên mũi, vào chỗ này. - Luận chỉ vào đoạn sống mũi gần hai khoé mắt, thích thú như đối với một phát hiện lạ. - Khứu giác cảm nhận mùi vị tập trung ở đây.
Đông thì lì, không bị hấp dẫn:
- Thế cậu có dò tìm được tin tức thằng Cừ không?
Luận dụi đầu điếu thuốc xuống nền nhà:
- Để em nói nốt về việc hút thuốc đã. Nghĩa là nhiều khi ta sống trong cuộc mà chẳng hiểu cho tới ngọn ngành nó là thế nào cả. - Thoáng một ánh cười tự giễu trên môi, Luận tiếp. - Còn việc thằng Cừ. Em đã hỏi nhiều nguồn tin. Đích xác là nó đã đi rồi.
- Đi rồi!
- Chắc chắn là thế!
- Hừ, chắc chắn là thế!
Luận có cảm giác Đông hơi thu mình nhỏ bớt lại khi chậm rãi lặp lại câu nói của mình. Mặt Đông lặng tờ, hàng ria lấm chấm có sợi bạc vẽ một nét trang trọng trên mặt Đông. Vẻ như Đông không dửng dưng trước sự kiện này.
Nhưng khi Đông để mặc cả tấm thân đồ sộ đổ vào lưng chiếc đi văng, sau khi lừ lừ hai con mắt nhỏ tìm kiếm quanh quẩn một cái gì đó vu vơ, và vô nghĩa, Đông lại trở lại vẻ hững hờ vốn có.
Với Luận, sự kiện này thật nghiêm trọng. Thằng Cừ, đứa con thứ tư trong gia đình, em của Đông, Luận, cái thằng được cả nhà quan tâm, lo lắng, đã di tản, đã bỏ Tổ quốc, chạy ra nước ngoài rồi. Cái thằng hư đốn, mất dạy từ nhỏ. Không giống anh cả Tường, không giống Đông, Luận. Không bằng cả thằng Cần em nó hiện đang học kĩ sư ở nước ngoài, sắp tốt nghiệp. Luận đã cứu nó khi nó bị bộ đội kỉ luật sa thải về vì tội ăn cắp quân trang. Nhục quá! Nhưng, nghĩ nó là em, lại thương nó cũng đã bốn năm lặn lội Trường Sơn đánh Mỹ, xin cho nó học nghề ở một xí nghiệp lớn. Nó có vẻ tu tỉnh. Đùng cái nó được đi học lắp máy một năm ở nước ngoài. Mừng quá, tưởng đây là dịp nó gây dựng lại tinh thần cho cuộc đời riêng vốn đã có vết nhơ. Nhưng, một năm sau, từ nước ngoài về, gặp Luận nó nói thẳng thừng: “Biết khổ thế này, tôi chẳng về nước nữa!” Luận tức giận, nhưng cố nén: “Cậu hãy nhìn vào chỗ sáng đi”. Nó cười khẩy: “Có chứ, ông Đông đấy, hai mùa kháng chiến, giờ trung tá về hưu, tiều tuỵ, không hứng khởi, không vô vọng, chỉ một hoạt động là tổ tôm… Tôi chán!” Cái thằng khốn nó xưng là tôi. Nó coi thường, coi khinh một trị giá là Đông. Rồi nó sẽ chà đạp lên mọi giá trị tinh thần khác nữa cho mà xem. Đông uất, nhưng không thèm chấp, không thèm đáp, kệ Luận lăn lóc, bám sát nó, bảo ban, kiềm chế nó. Nó là cái mầm hoạ. Quả nhiên nó bảo Luận: “Tôi quyết định bỏ vợ đấy, ông Luận ạ”. Luận gào: “Mày tồi quá! Mày thử hỏi ý kiến ba đi, rồi mày sẽ hiểu”. Nó cười nhạt, đểu giả: “Ôi, ba lạc hậu hàng thế kỉ. Luật lệ đạo đức gì mà cổ quá. Chán nhau rồi thì phải bỏ nhau thôi, ông ạ”. Luận quát: “Mày câm mồm đi. Lúc mày đóng quân ở Ninh Bình, mày tán tỉnh nó, mày có ý nghĩ đê mạt ấy không?” Đông không nói, như kẻ đứng ngoài cuộc, chỉ nhìn nó lừ lừ, tưởng như thân hình hộ pháp của Đông sắp sửa lao vào nó mà đấm đá cho thoả hận. Chỉ còn Luận rát cổ đấu khẩu với nó, lúc uất quá chửi nó là đồ vô giáo dục, thằng ăn cháo đái bát, tên phản bội. Luận sục xuống xí nghiệp nó làm, gặp Đảng uỷ, giám đốc, công đoàn, yêu cầu quản lí nó thặt chặt. Êm được một tháng, đã mừng mừng. Nhưng, đùng cái có giấy tờ xí nghiệp nó gửi về: “Truy nã Lê Ngọc Cừ về tội đào nhiệm”.
- Từ lâu, em đã nghĩ: vào mùa khô, biển lặng, có lẽ nó sẽ vượt biên. Em biết nó ngấm ngầm chuẩn bị. Thằng này hư hỏng quá nặng rồi.
- Sao cậu biết nó ngấm ngầm chuẩn bị? - Đông hỏi, không nhúc nhích.
- Chị Lý bảo thế! Nó bán dần đồ đạc đem từ nước ngoài về. Nó cặp kè chơi bời với một đứa con gái hư ở phố này. Nghe nói, mỗi đứa đi phải nộp hai chục ngàn.
- Sao bà Lý không bảo tôi?
Luận châm lại điếu thuốc, rít một hơi:
- Cuộc sống thật hết sức phức tạp. Mỗi gia đình, mỗi con người thật không đơn giản.
- Có gì mà phức tạp hết sức?
- Như hiện tượng thằng Cừ, em nghĩ ngợi rất nhiều.
Đông nhăn trán:
- Có gì mà phức tạp. Nó nhiễm độc tư tưởng tư sản, hưởng lạc. Có vậy thôi!
- Cái đó có. Nhưng, cụ thể? Và còn những mặt khác?
- Nó đánh mất lí tưởng!
- Nói thế thì ai chả nói được. Nhưng, vì sao? Vì sao? Chứ chỉ một câu kết tội thế, giải quyết được gì! Đừng nên từ một khái niệm để xem xét con người. Phải tiếp cận nó, đặt nó trong các mối liên hệ mà xem xét một cách thực sự cầu thị. Có thể mới tìm được giải pháp đảm bảo cho nó không tha hoá, để nó phát triển lành mạnh.
- Thôi, cậu đừng có bênh che nó. - Đông chồm lên, và thật bất ngờ, giáng nắm đấm xuống mặt cái bàn nước. - Tôi có súng, gặp nó, tôi bắn chết luôn!
Luận chùng người lại, có cảm giác nghe thấy tiếng súng nổ bên tai. Đông lừ mắt, như bồi thêm một phát đạn nữa cùng với một cú đập bàn nhỏ hơn:
- Nó là một thằng phản động!
- Về cái nghĩa…
- Theo nghĩa chính xác của từ đó. - Đông ngồi thẳng dậy. - Cậu hiểu không? Tháng Tư năm 1975, tôi gặp nó ở Xuân Lộc, lúc ấy ta đang bao vây Sài Gòn. Nó kêu với tôi: Đói, khổ lắm anh ơi. Lúc đó tôi đã muốn bắn chết mẹ nó đi cho rồi. Hừ, còn bây giờ, nó sẽ hại cả nhà. Nó sẽ hại cả nhà. Bà Lý bảo thế đấy!
Người Luận có một cơn rung nhè nhẹ. Thằng Cừ sẽ hại cả nhà! Nghĩa là thế nào. Vì nó là một thằng phản bội Tổ quốc? Nó sẽ làm điêu đứng số phận thằng Cần, thằng Dư đang học ở nước ngoài và Phượng mới chuyển công tác về? Hay nó trực tiếp làm khổ vợ con nó? Và liệu ông cụ có chịu nổi vết đau này? Lý tinh nhạy lắm, đã nhìn ra những gì chưa xuất hiện. Còn Đông lại tiếp nhận ý kiến của vợ theo kiểu tư duy thô sơ, giản đơn, một chiều như Đông vốn có.
Ngửng lên, Luận cố rũ ra khỏi ám ảnh nặng nề:
- Anh Đông ạ. Chuyện thằng Cừ, nếu không phân tích rõ rành thì sẽ hoang mang. Mà lúc này, lại rất cần tỉnh táo. Đặc biệt trong các bi kịch có dính líu đến gia đình, mình càng phải thật rành rẽ để khỏi cuống, để tìm được tận gốc mà chữa.
- Có gì là phức tạp lắm đâu! Cậu hay vòng vèo quá!
- Anh vừa nói, theo em, ý ấy chưa toàn diện. Quy kết như thế, chẳng có ý nghĩa gì, ngoài ý nghĩa chính trị của vấn đề.
Đông lụng bụng câu gì đó trong miệng, quay mặt nhìn ra cửa. Luận hơi cúi xuống:
- Anh ít ở nhà, ít quan tâm tới nó, không hiểu hết nó, từ những điều nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Không kể nó hỗn láo từ lúc nhỏ, như đi học về mở mâm cơm ra, thấy thức ăn không vừa ý, chửi luôn: “Nó cho bố nó ăn thế này đây”. Không kể cái tính tắt mắt, ăn vụng từ miếng giò, quả trứng chị Lý mua cho thằng Dư hồi nhỏ. Không kể cái tồi tệ đớn hèn của thằng con trai đi bộ đội mà viết thư về chỉ kêu đói, kêu khổ và xin tiền gia đình. Nó hư hỏng ở mặt khác kia. Em kể anh nghe. Một lần, bà cụ mắng nó, đại để là trách nó không biết đến công lao sinh dưỡng, mang nặng đẻ đau, nuôi nấng, bú mớm của cha mẹ. Anh có biết nó trả lời thế nào không? “Thôi đừng đạo đức giả nữa. Tôi có khiến các người cho tôi ra đời đâu!” Lúc ấy, em đang rút dép, em run cả hai bàn tay. Uất quá, em lẳng cả cái dép vào người nó. Một lần khác, nó ở bộ đội về nghỉ phép, em hỏi nó: “Nghe nói, cậu lấy vợ có con rồi, sao không nói với ba, mẹ và dẫn cô ấy về nhà?” Nó nhún vai: “Ồ, chuyện ấy có gì mà quan trọng thế!” Nghĩa là thế nào? Nó đủ các tính xấu của thói ích kỉ hèn nhát, vân vân, và vân vân. Nhưng đáng sợ hơn đáng lưu tâm hơn ở chỗ này: Rõ ràng là có một lối sống đang có nguy cơ hình thành: coi tất cả chuẩn mực đạo đức là giả trá, vô bổ, vô lí, coi tất cả các quan hệ tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, gia đình, bố mẹ, anh chị em là vô nghĩa.

Thu Huyền

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 03/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết