Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

cac tac pham van xuoi ve HN (8)

Go down

cac tac pham van xuoi ve HN (8) Empty cac tac pham van xuoi ve HN (8)

Bài gửi by Thu Huyền Tue Mar 03, 2009 9:29 am

"Người con gái Hà Nội" của Bích Thuận
Cập nhật: 30/11/2004
Chọn hai câu thơ của nhà thơ Diệp Minh Tuyền: "Ôi thiếu nữ một thời kỷ niệm/ Sẽ qua đi có trở lại bao giờ" làm cảm hứng xuất phát, nữ nhà văn Bích Thuận đã viết cẩn thận, kỹ lưỡng tiểu thuyết "Người con gái Hà Nội" và cho ấn hành năm 2004 qua NXB Hội nhà văn để “Hưởng ứng cuộc thi viết tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội nhà văn Việt Nam. Đây là những trang viết gắn với Hà Nội một thời thông qua hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội thanh lịch và duyên dáng.
Đó là những Khánh, Ngân, Lưu, Thoa, Xuyến, Đoan, Hà, Minh, Trang... những thiếu nữ của Hà Nội mộng mơ và giàu lòng yêu nước. Đó là những con người sớm giác ngộ cách mạng, tự nguyện đến với cách mạng một cách vô tư, trong sáng vào thời điểm từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đến ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Bằng nhiệt tình và lòng tin của tuổi trẻ, họ đã xuống đường kêu gọi ủng hộ Việt minh, quyên gạo cứu đói, giết giặc trừ gian...

Đây là bức tranh và tâm trạng bi thảm một thời: “Nhìn những thân hình chỉ còn da bọc xương, run rẫy trong cái rét cắt da, lê lết trên đường phố, chỉ còn đủ sức chìa bàn tay xương xẩu như cành khô để xin ai đó rủ lòng thương, bố thí cho, không ai cầm lòng được. Sao dân mình khổ thế? Hà Nội phồn hoa không còn phồn hoa nữa, chỉ còn là một thành phố mà người sống ở cùng người chết... Linh hồn những người đã chết vì đói lả kiệt sức, như đang gào thét phẫn nộ, khiến khó ai có thể ngồi yên. Không ai chịu nổi một xã hội với lưỡi lê gót sắt bạo tàn, với cái đói đang rình rập trên từng mái nhà”.


Đây là hình ảnh đẹp đẽ và dũng cảm của một người con gái trong buổi bình minh của cách mạng, trong khí thế ban đầu của cách mạng: “Quần chúng đang hò reo bỗng im lặng khi thấy trên bao lơn Nhà hát Lớn một người con gái thướt tha hiện ra: Trang mảnh dẻ bước đến trước micrô. Hàng vạn con mắt đổ dồn về phía nàng, hoàn toàn bất ngờ trước người con gái Hà Nội, duyên dáng với tà áo dài màu hồng nhạt. Trang dấn lên. Nàng cất giọng nói dịu dàng và mạnh dạn: Thưa toàn thể đồng bào! Hiện nay phát xít Nhật đã thua trận...”.

Đây là không khí của Hà Nội trong ngày đầu cách mạng mùa thu: “Bảnh mắt, không ai bảo ai, cả Hà Nội sôi sục lên. Nhà nhà mở toang cửa ra đường. Làn gió sớm mùa thu dìu dịu, trong trẻo, man mác, quạt qua các phố. Phố nào cũng rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Những lá cờ phần phật tung bay như reo như hát”.

Đây là hình ảnh những cô gái Hà Nội khi thực sự nhập vào đội ngũ của cách mạng: “Các cô gái Hà Nội mặc áo dài trắng, màu hồng, màu hoàng yến duyên dáng, trong khi những cô gái ngoại thành lại gọn gàng với chiếc áo cánh nâu tươi, quần đen, chít khăn mỏ quạ. Thanh niên và cánh đàn ông chỉ mặc áo sơ mi cộc tay, quần soóc. Cạnh đó là cánh thợ thuyền áo sơ mi xanh. Đội quân ở chiến khu về rắn rỏi với bộ quần áo màu chàm”.

Những trang viết của Bích Thuận còn nhắc đến với các nhân vật gắn bó với Hà Nội và đáng nhớ một thời như Đặng Vũ Lạc, Phan Kế Toại, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Khang, Xuân Thuỷ, Nguyễn Quyết... Trong đó, đáng chú ý có Nguyễn Khang, Thường vụ xứ uỷ, Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội thời bấy giờ.

Văn của Bich Thuận nhìn chung giản dị, trong sáng, dễ đọc và hấp dẫn độc giả bởi cái tâm của người cầm bút. Vào dịp hướng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, bằng việc ra mắt kịp thời tiểu thuyết "Người con gái Hà Nội", nữ nhà văn Bích Thuận đã làm một việc thật có ý nghĩa.

Thu Huyền

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 03/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết